Nha Trang là một thành phố ven biển tại tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chiêm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà.

Du lịch Nha Trang – Lịch Sử Thành Phố Biển Nha Trang

                                

  HE THONG DAO VINH NHA TRANG

Vịnh Nha Trang  có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Trong số đó có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như:
Hòn Nhiểu: (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng;
Hòn Mun: với những hang động hiểm trở, đá trên đảo có màu đen tuyền như gỗ mun nhưng bãi tắm lại được lát bằng đá trắng. Dưới đáy biển ven đảo là rừng san hô bạt ngàn với nhiều sinh vật biển kỳ lạ. Hòn Mun là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam;
Hòn Tằm : với những bãi tắm tô điểm bằng những đá vân màu sặc sỡ trắng, xanh, nâu, đen… Dọc bãi tắm là bóng mát của những hàng cây ăn quả bao gồm xoài, mít, sa-pô-chê… Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m;
Hòn Tre  là đảo lớn nhất trong vịnh với bãi cát trắng trải dài mênh mông, nước biển ở đây xanh biết. Đi về phía cuối bãi là những làng chài nho nhỏ.Trên đảo có hiện có nhiều dự án du lịch như Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearlland, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi;
Hòn Ông: là một đảo nhỏ nằm trong vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh. Hòn Ông có vẻ đẹp hoang sơ với những dải cát trắng mịn bên bờ biển xanh. Vùng biển ở đây thật trong lành với những đàn cá đủ màu sắc. Nếu như bạn đến đây vào khoảng giữa tháng 2 và tháng 5 vào mùa sinh sản của sứa và các loài ruốc biển, chúng ta sẽ có dịp bắt gặp những chú cá voi bơi sát bờ thật là thích thú;
Hòn Nội  (Đảo Yến): có bãi cát đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào.
Về mặt sinh thái : Vịnh Nha Trang  là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.

NHA TRANG QUA HÌNH ẢNH

Lịch Sử Thành Phố Biển Nha Trang
Lịch Sử Thành Phố Biển Nha Trang

Qui hoạch Nha trang 1931.

Người Pháp bắt đầu công cuộc xây cất …(năm …..?)

Nhà này nay là phòng cảnh sát giao thông(trước ga) xây năm …?

Lầu Ông Tư (Alexandre Yersin) xây năm …..?

Alexandre Émile Jean Yersin (22 tháng 9 năm 1863 tại Lavaux, bang VaudThụy Sĩ – 1 tháng 31943 tại Nha TrangViệt Nam) là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp. Ông sinh ra ở Thụy Sĩ trong một gia đình người Pháp gốc Cevennes-Languedoc, lúc trước đã di cư sang Vaud trong thời vua Henri IV của Pháp. Lúc ấy bang Vaud còn thuộc lãnh thổ Savoie, sau giành được độc lập ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập Thụy Sĩ ngày 14 tháng 4 năm 1803.
Ông Yersin đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông (Yersinia pestis).
Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại MarburgĐức và ParisPháp (18841886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm) và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).
Để hành nghề y tại Pháp, ông Yersin đã xin lại và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải) trên tuyến đường Sài GònManila và sau đó tuyến đường Sài Gòn-Hải Phòng. Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur mời đến Hồng Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh nhận được từ Paris tại Quảng Châu và Áo Môn vào năm 1896 và tại Bombay (Mumbai), Ấn Độ vào năm 1897 nhưng huyết thanh không có hiệu quả. Ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904[1][2].
Yersin cũng tham gia lĩnh vực nông nghiệp, là một người mở đầu trong việc nhập cây cao su từ Brasil vào trồng tại Việt Nam. Vì lý do này ông đã xin phép Toàn quyền thành lập một nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở một trại ở Hòn Bà năm 1915, nơi ông đã gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh chữa bệnh sốt rét.
Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur, Paris và là ủy viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, tên của các con đường được đặt theo tên ông vẫn không thay đổi. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có một viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện Pasteur Nha Trang; ở Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên ông. Gần đây, tại thành phố cao nguyên nơi ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành một trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin – Đà Lạt.
Tại Hà Nội cũng có một phố mang tên ông, nối từ phố Lò Đúc ra phố Nguyễn Huy Tự, vòng qua vườn hoa Pasteur.
        Nhà Thờ đá
Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).
Ngày 5 tháng 71957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa. Ngày 24 tháng 111960, Giáo Phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ Chính Tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.
Cuối thế kỷ 19 (khoảng năm 1885), giáo dân Công giáo tại Nha Trang chỉ khoảng vài trăm người. Năm 1886người Pháp đặt cơ quan của chính quyền đô hộ tại Nha Trang và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho số giáo dân này và cho cả viên chức người Pháp, họ xây tạm thời một nhà nguyện nhỏ bên bờ biển Nha Trang mà ngày nay là khu vực Tòa giám mục Nha Trang. Louis Vallet (1869-1945) – một linh mục người Pháp đang coi giáo dân vùng Nha Trang – đã có ý định thành lập một giáo xứ tại Nha Trang cùng với việc xây dựng một ngôi nhà thờ cho giáo xứ mới này.
Ngày 3 tháng 91928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi.
Lễ Phục Sinh 1929, khai trương con đường cho xe chạy lên núi. Ðến tháng 6 cùng năm, lối đi lên núi dành cho người đi bộ (gồm 53 bậc cấp) nằm ở hướng Bắc được hoàn thành. Sau đó là các công trình phụ như nhà bếp, nhà ở cho người giúp việc, nhà kho, các bậc thang từ đường chính lên… lần lượt được đưa vào sử dụng. Ðến tháng 3, 1930, hoàn thành xây nhà xứ (tức là nhà dành cho các sinh hoạt ngoài phụng vụ của giáo xứ). Ngày 12 tháng 21933, Vua Bảo Ðại có viếng thăm công trình này.
Ngày 14 tháng 5, 1933, trong lễ thánh Jeanne d’Arc, nhà thờ được cung hiến và khánh thành. Cha Louis Vallet chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà thờ
Ngày 29 tháng 7 năm 1934, Ðức Khâm Mạng To&agrav

Đầu thế kỷ XIX, thành phố Nha Trang ngày nay còn là một bãi biển hoang sơ với một làng chài vài mươi nóc nhà tranh ở xóm Cồn dọc theo cửa sông Cái. Chỉ có duy nhất một ngôi nhà xây 2 tầng lầu mầu trắng là nhà làm việc của Bác sĩ Alexandre Yersin (lầu ông Năm). Người đến đây bằng đường biển sẽ thấy ngôi nhà trắng trước tiên, Nha Trang chính là “nhà trắng” được gọi chệch đi. Đó là cách kiến giải về xuất xứ tên gọi Nha Trang của những người ngưỡng mộ A. Yersin, một công dân đặc biệt của thành phố.

Còn Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên Nha Trang bắt nguồn từ tiếng Chăm. Đó là Ea Tran hay Yjatran. Ea hay Yja là sông. Tran là lau lách (sông Lau). Gọi như vậy là vì xưa kia, lau lách mọc đầy hai bên bờ sông Cái đổ ra cửa biển Cù Huân (Nha Trang ngày nay) . Lâu dần nó được gọi chệch thành Nha Trang. Tên sông sau thành tên đất, rồi được dùng cho cả vịnh biển ôm ấp và làm đẹp cho vùng đất.

Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc đã dùng đến chữ Nha Trang. Trong tập “Phương Đình Dư địa chí” của Nguyễn Siêu đời Tự Đức, do Ngô Mạnh Nghinh dịch, phần viết về tỉnh Khánh Hòa ghi rõ rằng: “Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Quy Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang, gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành”. Trong “Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn thời Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà là tên một nguồn của con sông Cù Giang: nguồn Nha Trang, vũng Nha Trang (vịnh Nha Trang ngày nay).

Một trong những tổng đốc khét tiếng tàn ác ở vùng Bình Thuận Khánh Hoà cho tới Bình Định, khoảng năm 1887, là Trần Bá Lộc. Ông theo Pháp, giúp Pháp đắc lực trong việc dẹp tan và giết hại không biết bao nhiêu chiến sĩ Văn Thân từ Bình Thuận đến Bình Định theo vua Hàm Nghi và chống Pháp. Chỉ trong một năm (từ tháng 6 năm1886 đến tháng 6 năm 1887) cùng với thiếu-tá De Lorme và viên Công-sứ Aymonier, Trần Bá Lộc dẹp tan được Văn Thân từ Bình Thuận đến Bình Định. Theo “Sài Gòn Năm Xưa” của Vương Hồng Sển thì cả năm trời quân Pháp không dẹp được quân Văn Thân ở hai tỉnh này (Bình Thuận và Khánh Hoà), khi bắt được địch quân thì người Pháp chỉ nhốt vào khám. Ngược lại, khi làm Tổng Đốc Thuận Khánh, chỉ trong vòng ba tháng thì Trần Bá Lộc dẹp tan Văn Thân: khi bắt được địch quân thì chặt đầu tức khắc, “chém người như chém chuối, chém không chừa một con đỏ”. Còn đối với địch binh không chịu qui hàng, thì ông “sai bắt cha mẹ vợ con người đó đóng gông cầm tù, ra hạn trong bao lâu đó nếu không qui hàng thì cha mẹ và vợ sẽ bêu đầu, trẻ con thì bỏ vào lòng cối giã gạo, sai lính dùng chày lớn quết như quết nem”. Vì vậy, Cầu Sông Cạn ở Diên Khánh là nơi bao chiến sĩ anh hùng bị xử trảm. Trong cuộc thám hiểm Đà Lạt năm 1893, Bác Sỉ Yersin bị phục kích bắn bị thương ở rừng núi Phan Rang. Nhóm phục kích là tù chánh trị vượt ngục ở Phan Thiết do một người tên Thục cầm đầu. Một tuần sau, quân Pháp bắt được 40 trong số 56 người vượt ngục, trong số đó có viên chỉ huy Thục, giải về Diên Khánh xử trảm. Trong bức thư gởi mẹ ở Pháp, Bác Sỉ Yersin ca ngợi kẻ tử tù này là “rất can đảm và trầm tĩnh khác thường” trước nhát gươm kết liểu cuộc đời. Trần Bá Lộc xú danh muôn thuở. Trong bài thơ “Viếng mộ Trần Bá Lộc” tại Cái Bè (Mỷ Tho) của nhà giáo Trần Văn Hương (nguyên Thủ Tướng, Tổng Thống VNCH) năm 1919 có hai câu:
“Mặt bia rờ rỡ lời khen thế,

Nét mực ràng ràng giọt máu dân…”

Địa danh Cầu Sông Cạn cũng là nơi xử trảm nhà ái quốc cách mạng phong trào Duy tân Tiến Sỉ Trần Quí Cáp (1870-1908) ngày 15 tháng 5 năm Mậu Thân (15/6/1908). Ông đang làm giáo thọ ở Ninh Hoà. Quan tỉnh Khánh Hoà lúc bấy giờ là Án sát Nguyễn Văn Mại và Bố chánh Phạm Ngọc Quát cùng với viên khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ là Lévecque đã ra lệnh xử chém ông. Theo những hồ sơ lưu trữ tại Centre des archives Outre Mer (CAOM) (Trung tâm Văn Khố hải ngoại) ở Aix-en-Provence (Pháp), một quan chức Pháp tại phủ Ninh Hòa đến tận nhà bắt Trần Quí Cáp ngày 16/4/1908, theo lệnh của khâm sứ Pháp Lévecque tại Huế và của triều đình VN. Sau hai tháng không xét xử, ông bị chém ngang lưng ngày 15/6/1908 tại Cầu Sông Cạn Nha Trang, vì người Pháp sợ Trần Quí Cáp sẽ lãnh đạo dân chúng Khánh Hòa nổi lên gây xáo trộn, sau khi những cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng bùng nổ ở Quảng Nam, rồi lan dần xuống Quảng Ngãi, Bình Định. Về phía VN, người tham dự từ đầu đến cuối trong vụ án này, và cũng là kẻ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy nhanh chóng bản án tử hình Trần Quí Cáp là quan bố chánh, phó đầu tỉnh Khánh Hòa, Phạm Ngọc Quát. Ông ta vốn nổi tiếng là một kẻ gian tham, và đã được công sứ Khánh Hòa mô tả là “Il est intelligent, très allant, on peut tirer beaucoup de lui quand il est compromis. Il m’a rendu services ici, ce n’est pas douteux, dans les dernières semaines de son séjour; mais, il a emporté beaucoup d’ argent,…” (thông minh, rất hăng hái, có thể khai thác được rất nhiều khi ông ta có liên lụy. Không có gì nghi ngờ về việc ông ta đã phục vụ cho tôi trong những tuần lễ cuối cùng của ông ta ở đây; nhưng ông ta ẵm theo nhiều tiền bạc). Ngoài ra, một người khác nghi có dính líu trực tiếp trong vụ xử tử Trần Quí Cáp là Án Sát Khánh Hoà Nguyễn Văn Mại, mặc dầu sau này Ông ta chối tội. Tư cách của Án Sát Nguyễn Văn Mại được truyền trụng khi làm Bố Chánh ở Quảng Nam như sau “Thường ngày sau khi trống đánh ba hồi, quan ngồi chễm chệ giữa công đường, xã dân đến hầu mỗi người bưng một mâm lễ, đặt dưới đất ngoài sân cho quan ngó thấy rồi sắp hàng lạy. Đối với dân thì quan hầm hét: nào giang nọc đánh, nào hăm chặt đầu, gông cổ v.v… Đã thế nhưng điều đáng buồn là khi nghe có Tây nào đến thì ôi thôi! Áo không kịp gài, giày không kịp mang, chỉ biết đứng nghe, tên thông ngôn nói chi thì dạ nấy” (Theo Trần Huỳnh Sách, học trò của Trần Quí Cáp). Xúc động với cái chết của Trần Quí Cáp, cụ Huỳnh Thúc Kháng có bài thơ chử Hán khóc bạn: “…Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng, Nha Trang thu khảo khấp anh hồn…” dịch “Bồng đảo gió thu đưa chờ giấc mộng, Nha Trang  cây cỏ khóc hồn thiêng”. Cụ Phan Bội Châu trong “Văn tế Thai Xuyên Trần Quí Cáp” có viết: “Nhớ khi ông ra tới trường chém, dao đã kề cổ, còn thung dung xin với quan giám trảm, cho đặt án đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân ngũ bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách!” Còn cụ Phan Châu Trinh, từ trong nhà tù Côn đảo, cũng có bài thơ khóc Trần Quí Cáp:
“Anh biết cho chăng hỡi Dã Hàng!
Thình lình sóng dậy cửa Nha Trang
Lời nguyền trời đất còn ghi tạc
Giọt máu non sông đã chảy tràn
Tinh vệ nghìn năm hờn khó dứt
Đổ quyên muôn kiếp oán chưa tan”

Viên Công Sứ (tức Tỉnh Trưởng) năm 1930 và 1933, lần lượt là Ông Bréda và Ông Destenay. Viên Tuần Vũ Việt Nam cùng thời là Ung Trinh (hay Trinh Ung). Vị Tỉnh Trưởng người Việt đầu tiên ở Nha Trang là ông Hoàng Phúc Hải.

Tỉnh lỵ Khánh Hoà đặt trong nội thành Diên Khánh – nên được gọi Thành – cho đến 1945. Năm 1901, Ninh Thuận tách khỏi Khánh Hoà, và từ đó đến 1945 tỉnh Khánh Hoà gồm hai phủ và bốn huyện, phủ Diên Khánh có hai huyện là Vỉnh Xương (Nha Trang) và Phước Điền, và phủ Ninh Hoà có hai huyện là Quảng Phước và Tân Định. Vào đầu thế kỷ 20, ngoài hai địa hạt hành chánh biệt lập là tỉnh Khánh Hoà và thị xã Nha Trang, còn có hai cơ quan hành chánh đặc biệt gọi là Đại Lý (Délégation), như Délégation de Ba Ngòi và Délégation de Suối Dầu do một viên chức người Việt điều khiển gọi là Bang Tá.

Về mặt hành chánh, Nha Trang , trước năm 1945, gồm nhiều đơn vị gọi là Phường, đặt theo thứ tự là Phường Đệ Nhất, Phường Đệ Nhị (1er quatier, 2 er quatier). Vùng ngoại ô Nha Trang gồm có Phường Sài (thường gọi Phương Sài), Phường Củi, Trường Đông (Cửa Bé), Trường Tây (Cầu Đá). Nghị định ngày 30/6/1924 của viên Toàn Quyền Đông Dương thiết lập thị trấn Nha Trang với bốn làng là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh và Phương Sài. Nghị định ngày 15/3/1944, thị trấn Nha Trang được nâng thành thị xã với năm phường là Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài và Phước Hải. Phước Hải trước 1944 gồm có Xóm Giá (chuyên làm giá) và Xóm Dương, nhà cửa thưa thớt, toàn là đồng cát, gò mả và cây ma dương. Năm 1945, tỉnh lỵ được dời từ Diên Khánh tới Nha Trang. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Khánh Hoà gồm các quận Vạn Ninh, Ninh Hoà, Vĩnh Xương, Diên Khánh và Cam Lâm, với tỉnh lỵ Nha Trang. Ngày 27 tháng 01 năm 1958, bải bỏ qui chế thị xã, chia Nha Trang thành hai xã, là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây, đều thuộc quận Vĩnh Xương.

NAY LÀ TRƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG

ST: Đinh Công Thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *